Trường Đại học Cần Thơ

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu của chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) là đào tạo kỹ sư CNTT chất lượng cao, có kiến thức chuyên môn vững chắc, kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, thái độ và tác phong làm việc chuyên nghiệp để đảm nhận những vị trí nghề nghiệp khác nhau trong lĩnh vực CNTT. Các mục tiêu cụ thể của chương trình là nhằm trang bị cho người học:

  • Nắm vững kiến thức đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành và chuyên sâu nhằm vận dụng để triển khai các giải pháp và sản phẩm CNTT đương đại, cũng như khả năng thích ứng tốt với những thay đổi không ngừng của công nghệ.
  • Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp thích ứng với những vị trí nghề nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực CNTT; khả năng làm việc độc lập, tự học tập, tự nghiên cứu để có thể thích ứng với những thay đổi trong môi trường nghề nghiệp hoặc xã hội.
  • Thể hiện đạo đức nghề nghiệp, sự tự tin, lòng nhiệt tình, và sự đam mê trong nghề nghiệp.
  • Khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp tốt bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh phục vụ cho công việc trong lĩnh vực CNTT, cũng như cuộc sống hàng ngày.
  • Về kiến thức: Chương trình chất lượng cao sẽ cung cấp những kiến thức chuyên sau theo nhiều định hướng khác nhau giúp cho sinh viên định hướng việc làm khi ra trường.
  • Về kỹ năng: Chương trình chất lượng cao rèn luyện tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu ứng với những vị trí việc làm khác nhau để sinh viên dễ thích ứng trong điều kiện việc làm khác nhau.
  • Về giao tiếp: Chương trình chất lượng cao tập trung nhiều về kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp bằng tiếng Anh với tất cả các học phần chuyên ngành đều được giảng dạy bằng tiếng Anh.

Chuẩn đầu ra

Sau khi ra trường, sinh viên được kỳ vọng có được những kiến thức, kỹ năng và thái độ sau:

Kiến thức

  • Nắm được kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như khả năng học tập ở trình độ cao hơn; Nắm được kiến thức vững chắc về khoa học xã hội, vận dụng thành thạo các kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập và làm việc sau này như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Nắm được kiến thức căn bản về toán ứng dụng trong Công nghệ thông tin nhằm giúp cho người học có thể tiếp thu được những kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành, cũng như khả năng nghiên cứu, học nâng cao trình độ.
  • Nắm được kiến thức căn bản về nền tảng CNTT, kiến thức về nền tảng CNTT, kiến thức về hệ điều hành máy tính, kiến thức về các hệ điều hành thông dụng đương đại giúp cho người học nắm được những nguyên lý cơ bản của một hệ thống máy tính.
  • Nắm được kiến thức căn bản về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, kiến thức về hệ thống thông tin của các tổ chức và doanh nghiệp, kiến thức về phân tích và thiết kế hệ thống giúp cho người học nắm được nguyên lý cơ bản và giải pháp trong các hệ thống thông tin ở các tổ chức và doanh nghiệp
  • Nắm được kiến thức cơ bản về cấu trúc dữ liệu, về giải thuật, kiến thức về lập trình cấu trúc, lập trình hướng đối tượng, quy trình phát triển phần mềm nhằm giúp cho người học có thể hiểu căn bản về lập trình, xây dựng các chương trình máy tính.
  • Nắm được kiến thức cơ bản về mạng máy tính nhằm giúp cho người học nắm được nguyên lý căn bản của mạng máy tính, mạng của các doanh nghiệp và tổ chức, dịch vụ mạng cũng như kiến thức về mạng Internet.
  • Nắm vững kiến thức chuyên sâu về lập trình, phát triển ứng dụng chuyên nghiệp trong môi trường công nghiệp; Nắm vững kiến thức về quản trị và bảo trì các hệ thống CNTT của một đơn vị hay tổ chức; Nắm vững kiến thức về sản phẩm và giải pháp công nghệ thông tin đương đại; Nắm vững kiến thức về nguyên lý an ninh và bảo toàn thông tin.

Kỹ năng

  • Khả năng vận dụng kiến thức toán học, khoa học cơ bản, khoa học máy tính được sử dụng trong lĩnh vực CNTT.
  • Khả năng tư vấn cho các tổ chức và các doanh nghiệp trong việc lựa chọn giải pháp và sản phẩm CNTT phù hợp.
  • Khả năng vận dụng kiến thức chuyên sâu về CNTT để triển khai giải pháp tổng hợp và sản phẩm CNTT cho các tổ chức và cá nhân khác nhau.
  • Khả năng sử dụng thành thạo ít nhất 2 ngôn ngữ lập trình (Java và C++) để phát triển ứng dụng chuyên nghiệp.
  • Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tương đương trình độ B2.
  • Có kỹ năng viết tài liệu mô tả kỹ thuật, báo cáo khoa học hay viết dự án, có kỹ năng trình bày và thuyết trình.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo nhóm làm việc, kỹ năng đàm phán, giải quyết xung đột, sử dụng thành thạo những công cụ hỗ trợ cho việc hợp tác làm việc nhóm, kỹ năng đánh giá đóng góp của thành viên nhóm.

Thái độ

  • Thể hiện sự tự tin, lòng nhiệt tình, niềm đam mê, sự thích nghi đối với sự thay đổi, sự sẵn sàng và khả năng làm việc độc lập, sự sẵn sàng làm việc với người khác, biết xem xét và chấp nhận các quan điểm khác.
  • Thể hiện đúng đạo đức nghề nghiệp của ngành nghề mình theo đuổi, nhận thức được vị trí, vai trò tầm quan trọng của các tiêu chuẩn và nguyên tắc về đạo đức.
  • Luôn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong công việc và ứng xử hàng ngày tạo một phong cách làm việc chuyên nghiệp.
  • Chủ động lên kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho bản thân.
  • Luôn luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực chuyên ngành của mình để có thái độ ứng xử cũng như xử lý những thay đổi, cập nhật mới một cách phù hợp, hiệu quả.
  • Các môn học về toán và khoa học được biên soạn theo nội dung phù hợp hơn với lĩnh vực công nghệ thông tin. Điều này tạo sự hứng thú cho sinh viên cũng như thể hiện rõ khả năng vận dụng toán và khoa học cơ bản vào ngành học công nghệ thông tin. Tăng cường các học phần về kỹ năng mềm cũng như khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Những kỹ năng này sẽ giúp các em học tập và nghiên cứu hiệu quả hơn cũng như tăng khả năng tìm kiếm việc làm khi ra trường.
  • Kiến thức cơ sở ngành bao quát rất đầy đủ về các lĩnh vực khác nhau trong lĩnh vực máy tính: Khoa học máy tính, hệ thống thông tin, mạng truyền thông, công nghệ phần mềm. Những kiến thức này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sinh viên trong việc thích ứng với những lựa chọn học các học phần chuyên sâu khác nhau cũng như giúp sinh viên dễ thích ứng với những vị trí việc làm khác nhau khi ra trường; Kiến thức đầy đủ về qui trình phát triển phần mềm, phát triển ứng dụng. Với những kiến thức này, sinh viên tự tin phát triển ứng dụng rất sớm, có thời gian dài trong quá trình học để rèn luyện kỹ năng phát triển ứng dụng.
  • Kiến thức chuyên sâu mang tính chuyên biệt theo các hướng khác nhau gắn với thực tiễn trong lĩnh vực nghề nghiệp, trong nghiên cứu; Kiến thức lựa chọn mang tính định hướng nghề nghiệp trang bị cho sinh viên khả năng làm việc thực tiễn, có thể vào làm ngày tại các doanh nghiệp, không mất thời gian đào tạo lại.
  • Khả năng vận dụng kiến toán, kiến thức nền tảng, các giải pháp, sản phẩm công nghệ thông tin khác nhau để giải quyết những vấn đề thực tiễn; Khả năng phát triển ứng dụng thành thạo với những công cụ quản lý và ngôn ngữ phát triển ứng dụng đương đại.
  • Chú trọng đến khả năng sử dụng Anh ngữ trong giao tiếp với yêu cầu khả năng Anh ngữ cao hơn chương trình đại trà. Kỹ năng thuyết trình, trình bày, kỹ năng làm việc nhóm được chú trọng có gắn kết với những tình huống cụ thể trong môi trường công nghiệp, môi trường học thuật.
  • Thể hiện sự tự tin, lòng đam mê, hình ảnh chuyên nghiệp thông qua xuyên suốt quá trình học tập tại nhà trường; Thể hiện sự chủ động, tinh thần tự cập nhật thông tin được rèn luyện thông qua những bài tập, những dự án thử nghiệm, niên luận, luận văn…

Đội ngũ giảng dạy cơ hữu

Chương trình chi tiết